Những lưu ý khi xử lý cạnh da

     Quá trình hoàn thiện một sản phẩm đồ da Handmade không thể thiếu đi công đoạn xử lý cạnh da. Nghe thì tưởng chừng như đơn giản nhưng đây lại là một bước vô cùng quan trọng thể hiện sự khéo léo tinh tế của người thợ thủ công, và làm cách nào để cạnh da trở nên “mềm, mịn, bóng” thì không phải ai cũng có thể biết được. Vì vậy ở bài viết này phukiendoda muốn chia sẻ với mọi người những bước cơ bản để xử lý cạnh da cũng như những lỗi thường gặp và những lưu ý khi tiến hành xử lý cạnh da. Cùng chúng mình đi vào bước đầu tiên nhé !

>>> Tìm hiểu ngay sản phẩm rèm vải giá rẻ

Bước 1: Cắt da

Cutting process of a handmade production accessories from leather ...

Đặc tính của da thuộc sử dụng trong ngành đồ da handmade đó là rất cứng và dày, phần cạnh da sau khi cắt sẽ trở nên tua rua, việc xử lý chúng cũng không đơn giản như các loại chất liệu khác. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian tối đa cho công đoạn đánh cạnh, bước đầu tiên chúng ta phải thực hiện ok đó là cắt da. 

  • Nguyên tắc cắt da là dùng dao cắt, chứ không dùng kéo
  • Cắt các miếng da cần chuẩn xác tới từng milimet. Nét cắt da ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của sản phẩm. Một đường cắt gọn gàng, sắc nét sẽ giúp sản phẩm có mức độ hoàn thiện cao, giúp bạn đỡ mất thời gian xử lý cạnh sau này. 
  • Khi sử dụng dao cắt da cần lưu ý cầm đứng dao và cắt dứt khoát tránh để lại các tua rua sợi da. Các bạn nên chọn những loại dao sắc bén, phần đầu ổn định không bị dao động để khi cắt độ chính xác mang lại sẽ cao hơn. (Bạn nào khéo tay nên sử dụng dao cắt bánh xe, loại dao dạng này giúp cắt da không bị xô nhất là các loại da mềm). Sau một thời gian sử dụng nên thay lưỡi dao hoặc mài để dao giữ được độ sắc bén như ban đầu. 

 

Bước 2: Đánh giấy nhám (ráp) thô.

Ở công đoạn này chúng ta dùng giấy nhám thô đánh cạnh cho bằng phẳng. Cái này sẽ làm cho cạnh da bị tưa (xơ) đi tuy nhiên không vấn đề gì vì cạnh da sẽ được xử lý kỹ hơn ở các công đoạn sau. 

Bước này không có nhiều lưu ý cho mọi người vì thực hiện khá đơn giản, chỉ cần kiên trì đánh giấy nhám đến bao giờ cạnh da được phẳng như ý muốn. Nếu cảm thấy việc đánh chay bằng tay quá lâu và bất tiện, các bạn có thể sử dụng đến máy đánh cạnh lắp đầu nhám hoặc dùng miếng gỗ gắn nhám đánh bằng tay để tiết kiệm thời gian.

>> Tham khảo thêm chi tiết chủ đề cho thuê kho khô

Gỗ gắn giấy nhám

                                                                                                       Gỗ gắn giấy nhám rất thuận tay, dễ cầm

bộ 3 đầu nhám lắp máy mài (#400/1000/1500)

                                                                                        Đầu nhám lắp máy quay, tiết kiệm tối ưu thời gian đánh cạnh

 

Bước 3: Bôi dung dịch se viền hoặc gum.

 

Sau khi chà bằng giấy nhám, các bạn dùng dung dịch se viền hoặc gum để đánh lên cạnh da. Việc này sẽ giúp cho những sợi da tua rua ở cạnh lúc nãy cứng lại và bám vào nhau. Keo se viền khi bôi vào cạnh sẽ làm cứng cạnh, thường thì tầm 5 phút sau khi bôi là cạnh sẽ cứng lại và sẫm màu, sau khi khô các bạn có thể xài giấy nhám mài mịn sau đó lại bôi thêm 1 lớp đợi khô rồi dùng cây đánh cạnh đánh đến bao giờ cạnh bóng và mịn là ok. 

Với dung dịch Gum thì xài tốt cho da mộc, da veg hoặc da tương đối đanh 1 tí, các bạn chỉ cần bôi trực tiếp lên cạnh da và đánh luôn chứ ko cần đợi khô như keo se viền. 

Bước 4: Sơn cạnh.

Đây là một bước tương đối “khoai”, đòi hỏi người thợ phải thật sự khéo léo và cẩn thận. Trước khi sơn màu, bạn phải đảm bảo cạnh da đã được xử lý tương đối phẳng và mịn, có như vậy lúc lên sơn mới không bị tì vết. Tùy vào từng loại da cũng như chỗ sơn các bạn có thể chọn dùng sơn lót hoặc không, tuy nhiên chúng mình high recommend các bạn sử dụng sơn lót trước khi tiến hành sơn màu, Vì nó cũng giống như sơn tường nhà vậy, một lớp lót ổn sẽ giúp  “lấp đầy” những phần gồ ghề trên bề mặt do xử lý chưa tốt đồng thời giúp sơn màu bám được lâu hơn. 

>> Tham khảo ngay các mẫu xe điện mới nhất: phoxedien.com

Về vấn đề thẩm mỹ thì tùy thuộc vào tính chất da và cạnh da để các bạn quyết định có nên sơn hay không nhé. Với cạnh da mỏng sơn sẽ rất đẹp, còn với cạnh da dày lúc sơn sẽ làm cho canh trở nên dày thêm. Trường hợp này các bạn có thể chọn sơn hoặc không, tuy nhiên nếu chọn sơn hãy đảm bảo cạnh da của bạn đã được làm mỏng ở mức cho phép nhé. 

 

Xử lý cạnh da là công đoạn khá khó và đòi hỏi nhiều kỹ năng ở người thợ. Hi vọng sau bài viết này phukiendoda đã giúp bạn giải đáp một số thắc mắc cũng như chia sẻ những tips để giúp bạn xử lý cạnh da dễ hàng hơn. Nếu như các bạn vẫn còn thắc mắc về các công đoạn làm đồ da hoặc về các sản phẩm phụ kiện đồ da, đừng ngại ngần liên lạc với chúng mình nhé. Phukiendoda chúc bạn sẽ làm ra những sản phẩm handmade thật ưng ý !

Gọi điện thoại
https://www.facebook.com/dungculamdodahandmade
Chat Zalo